Phải mất đến 60 đến 130 năm, cây tre mới ra hoa một lần. Khoảng cách ra hoa kéo dài của cây tre đến nay vẫn là một bí ẩn đối với nhiều nhà thực vật học. Rất nhiều bí ẩn xoay quanh hoa cây tresẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.
Cây tre bao nhiêu năm thì ra hoa?
Trên thế giới có khoảng 1.200 loài tre và chúng đều sở hữu tốc độ tăng trưởng thuộc “top đầu” trong các loài thực vật thân gỗ. Mỗi ngày, cây tre có thể cao thêm 10cm. Thậm chí, có một sốloài tre còn cao 1m mỗi ngày hoặc 1mm sau mỗi 2 phút.
Mặc dù có sức tăng trưởng “khủng” nhưng đây lại là loài cây ra hoa chậm nhất trên thế giới. Việc tre ra hoa còn được xem là hiện tượng độc đáo và hiếm gặp. Trung bình, mỗi cây tre sống khoảng 60 năm đến 130 năm mới ra hoa một lần. Hoa của chúng có màu vàng nhạt, nở thành chùm lớn. Tuy nhiên, sau khi hoa nở thì cả cụm tre (hoặc rừng tre) sẽ bị tàn rụi và tới vài năm sau, chúng mới đâm chồi trở lại.
Hoa tre cũng rất kỳ lạ, dường như chúng có mối liên kết vô cùng đặc biệt. Cụ thể, những cây tre cùng loài hoặc cụm sẽ ra hoa gần như đồng thời, bất kể vị trí địa lý hay thời tiết nào. Điều đặc biệt, nếu một cây tre tách cụm, được trồng ở nơi khác thì tới khi nở hoa, chúng cũng rộ và tàn cùng thời điểm. Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi là trổ bông tập thể. Song, nhiều người cũng cho rằng, hiện tượng này xảy ra bởi các cây có chung một gốc gen với cây mẹ, bởi vậy thời gian nở hoa tương đồng.
Hoa tre màu gì?
Hoa tre thường nở thành chùm, có màu vàng nhạt. Dẫu vậy, màu sắc của hoa tre sẽ thay đổi tùy theo từng loài. Hoa tre kết quả, tạo thành quả tre - còn gọi là “cơm tre”.
Có một điều lý thú là ngay cả khi cây trong cụm tre được trồng ở nơi khác, có điều kiện địa lý khác biệt nhưng chúng vẫn sẽ cùng lúc trổ hoa. Theo một vài chuyên gia, nguyên do của hiện tượng này là bởi các cây này sẽ có chung một gốc gen với cây mẹ, do đó thời gian nở hoa cũng có phần giống nhau.
Tre ra hoa báo điềm gì
Quý hiếm là vậy nhưng tại nhiều quốc gia, mọi người không ưa chuộng sự kiện cây tre nở hoa cho lắm. Tại Ấn Độ, người ta xem việc tre nở hoa là điềm gở vì chúng thu hút rất nhiều loài gặm nhấm. Những con vật này sẽ ăn hết gốc tre, phá hoại thêm một số cây trồng khác rồi gây nạn đói và bệnh dịch.
Cụ thể, ở bang Mizoram phía Đông Bắc Ấn Độ, cứ khoảng 48 đến 50 năm, hoa tre lại nở rộ một lần. Vào năm 1958, cây tre nở hoa và khiến cho hàng ngàn người rơi vào cảnh không có đồ ăn.
Tương đồng với người Ấn Độ, ở Việt Nam, bà con cũng không mặn mà với loài hoa đặc biệt này khi họ cho rằng đó là điều không may mắn. Bởi với những loài cây khác, khi hoa nở cũng chính là thời kỳ hưng thịnh của chúng, tuy nhiên cây tre lại lụi tàn. Vì vậy, họ quan niệm rằng khi gặp phải hoa hoặc quả tre là “điềm báo” điều xui. Dẫu vậy, với vài người, hiện tượng này cũng đáng được chiêm ngưỡng.
Trải qua những kinh nghiệm đau thương, nhiều người dân Trung Quốc đã đúc kết ra quy luật kỳ lạ. Họ tin rằng “Hoa tre, hoa trúc” là điềm gở, cảnh báo thế nhân trước khi thiên tai, dị họa ập đến. Hoa tre, hoa trúc thường đi kèm với thảm hoạ trong vùng nên mọi người cần nhanh chóng di dời để thoát hoạ.
Những bông hoa tre ám ảnh người dân Tứ Xuyên, Trung Quốc. Năm 2005, một diện tích lớn tre ra hoa rồi héo chết ở dãy núi Dân Sơn. Đến cuối năm 2007, tổng diện tích tre ra hoa đã lên tới 24.000 ha. Thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc kể từ sau cơn đại địa chấn Đường Sơn năm 1976 lại xảy ra. Vào hồi 14h 28 phút ngày 12 tháng 5 năm 2008; trận động đất mạnh 7,8 độ richterlàm rung chuyển Tứ Xuyên; gần 70.000 người đã mất đi sinh mạng, 17.000 người mất tích; hơn 5 triệu người mất đi nhà cửa. Số liệu thực tế đến nay vẫn chưa thể thống kê chính xác.
Tại Việt Nam, tre nở hoa kết trái cũng được xem là điềm gở. Nhiều người cho rằng, hầu hết các loài thực vật, khi ra hoa cũng là lúc nó tràn trề sức sống. Duy chỉ có loài tre, trúc thì ngược lại, nở hoa đồng nghĩa với nó sắp tàn lụi lìa đời. Chính vì thế, bắt gặp hoa tre được cho là một điều không may mắn.
Tại sao tre ra hoa lại chết ?
Một khi các loài tre đã đạt đến tuổi thọ nhất định, đã ra hoa và sản sinh hạt giống thì cây sẽ chết và thậm chí cả một cánh rừng tre rộng lớn cũng có thể chết theo trong một vài năm. Một giả thuyết cho rằng việc sản sinh hạt giống đòi hỏi một lượng năng lượng khổng lồ khiến cây tre kiệt quệ. Một lý thuyết khác cho thấy cây tre mẹ chết để có chỗ cho cây con.
Bất kể là giống loài khác nhau, khác về địa lý và khí hậu hay cả chăm sóc, thì tất cả các loài tre đều có chung một đặc điểm là sau khi ra hoa kết hạt thì sẽ chết. Có loài hoa ra chỉ có một hai cây, sau đó sẽ rụi đi cả bụi. Có loại thời gian ra hoa dài hơn, thường ra hoa đồng loạt hoặc theo cụm, sau đó cả thảm thực vật tre này sẽ chết một lượt, trong thời gian cực nhanh.
Để giải thích cho hiện tượng này, có một giả thuyết được đặt ra: Cơ chế ra hoa hàng loạt là khớp với chu kỳ sống của động vật có liên quan, theo đó được lập luận rằng bằng cách đậu quả cùng một lúc, một quần thể có thể gia tăng tỷ lệ sống sót của hạt giống khi quả được phủ kín cả khu vực (bão hòa).
Ngay cả khi động vật ăn no hạt, vẫn còn sót lại rất nhiều hạt. Bằng cách có chu kỳ ra hoa dài hơn tuổi thọ của các loài gặm nhấm, tre có thể tác động khiến quần thể động vật suy giám do chết đói thiếu thức ăn trong khoảng thời gian giữa hai chu kỳ ra hoa.Tre chết sau khi ra hoa, vì các cây mẹ tập trung tất cả các nguồn dinh dưỡng cho hạt giống hơn là giữ lại năng lượng tái sinh cho bản thân.
Tuy nhiên còn có một giải thích khác, nếu điều kiện sống tại vị trí cũ không đảm bảo (hoặc do các vấn đề về sâu, bệnh) cây tre sẽ kích thích quá trình ra hoa để phát tán hạt nhằm duy trì nòi giống, theo đó, nó sẽ dồn mọi dưỡng chất để giúp thế hệ tiếp theo có nhiều cơ hội phát triển hơn. Trong khi đó, phải có những tác nhân rất tệ xảy ra cây tre mới có thể bị chết nên trải qua nhiều năm thì nguy cơ đó mới xảy ra 1 lần, đó là lúc tre ra hoa.
Chính vầy vậy có rất nhiều người nói rằng, đừng thấy hoa tre đẹp mà ngắt lấy. Từng bông hoa nhỏ xíu ấy chính là hi vọng ba la của tre mẹ.
Xem thêm: >> Nguyên liệu và quy trình để sản xuất đồ thủ công từ mây tre đan
Tổng hợp