Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
Kẽm là một loại khoáng chất vi lượng rất cần thiết đối với mỗi chặng đường phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh là một điều vô cùng quan trọng, không những giúp bé ngủ ngon, ăn ngon mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, chiều cao cũng như trí tuệ một cách toàn diện nhất.
1. Tầm quan trọng của kẽm đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh
Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể của trẻ sơ sinh. Trong cơ thể con người, kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất enzyme, giúp thúc đẩy sự tổng hợp protein.
Khi bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh một cách đầy đủ có thể góp phần giúp quá trình tổng hợp protein diễn ra hiệu quả hơn. Từ đó thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện về các khía cạnh thể chất như chiều cao, cơ bắp, cân nặng và hệ miễn dịch.
Mặt khác, việc tăng cường sức đề kháng thông qua bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh có thể giúp bé tránh được các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Điều này cũng giúp trẻ bớt bị ốm vặt, tăng cảm giác ngon miệng và kích thích các giác quan khác.
Ngoài ra, việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh cũng giúp tăng khả năng phục hồi vết thương của cơ thể trẻ. Tuy nhiên, tương tự như các chất dinh dưỡng khác, đôi khi cho trẻ sơ sinh sử dụng kẽm cũng có thể đem lại một số tác động tiêu cực. Cụ thể, nếu dùng quá liều hoặc thiếu liều kẽm dành cho trẻ sơ sinh có thể khiến bé dễ bị buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, biếng ăn và thậm chí là tăng trưởng chậm.
2. Nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Vậy nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào là phù hợp và an toàn nhất? Nên bổ sung bằng cách nào và liều lượng là bao nhiêu? nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người.
Thực tế, nhu cầu kẽm ở trẻ sơ sinh sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển cũng như độ tuổi của trẻ. Dưới đây là liều lượng kẽm dành cho trẻ sơ sinh được khuyến nghị bởi Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), bao gồm:
- Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi: Bổ sung 2mg/ngày
- Trẻ từ 7 - 11 tháng tuổi: Bổ sung 3mg/ngày
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Bổ sung 3mg/ngày
- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: Bổ sung 5mg/ngày
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Bổ sung 8mg/ngày
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Bổ sung 11mg/ngày (đối với bé trai) và 9mg/ngày (đối với bé gái).
3. Một số cách bổ sung kẽm thông dụng nhất dành cho trẻ sơ sinh
3.1. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, sữa mẹ được xem là cách tốt nhất và nhanh nhất để bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn đầu cho con bú, sữa mẹ không chỉ cung cấp một nguồn kẽm lớn mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể khác. Vì vậy, bạn nên cố gắng tận dụng nguồn sữa mẹ quý giá này để giúp bé nhận được đủ lượng kẽm cần thiết cho sự phát triển toàn diện về mặt thể chất.
Không chỉ trong giai đoạn cho con bú, việc bổ sung kẽm đối với mẹ bầu trong thời kỳ mang thai cũng vô cùng quan trọng vì nó có thể giúp thai nhi hấp thụ được kẽm để phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ. Dinh dưỡng hàng ngày cho mẹ bầu nên bao gồm các loại thực phẩm giàu kẽm và các vi chất thiết yếu khác, bao gồm:
- Tôm, cua, cá, trứng và thịt (nhóm thực phẩm giàu kẽm).
- Các loại thực phẩm giàu vitamin C như quýt, chanh, cam và bưởi giúp tăng cường khả năng hấp thu kẽm cho cơ thể mẹ bầu.
- Tiêu thụ nhiều các loại đậu, hạt, đặc biệt là đậu nành.
- Nếu bạn muốn bổ sung đồng thời hai chất sắt và kẽm, bạn nên uống kẽm trước khi uống sắt khoảng 2 tiếng vì sắt có thể làm cản trở sự hấp thụ kẽm của cơ thể.
- Bổ sung kẽm ở mức vừa phải, tránh sử dụng quá liều gây dư thừa kẽm.
3.2. Bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã bắt đầu có những cảm nhận đầu tiền về thức ăn. Vào thời điểm này, mẹ nên cho bé tập ăn dặm và thay đổi đa dạng các khẩu phần ăn hàng ngày để tạo cảm giác hứng thú khi ăn cũng như đảm bảo về mặt dinh dưỡng.
Bạn có thể bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh ở độ tuổi này thông qua việc lựa chọn các loại thực phẩm giàu kẽm như đậu và các loại hạt.
3.3. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng
Đối với những trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng, bạn nên chế biến các món ăn cho bé theo nhiều nhóm thực phẩm với các chất dinh dưỡng khác nhau. Dưới đây là các thực phẩm giàu kẽm dành cho trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng, bao gồm:
- Cá
- Lươn
- Tôm đồng
- Cua
- Thịt
- Hàu
- Đậu nành
- Các loại hạt
- Bông cải xanh
- Cải bó xôi
- Tỏi
3.4. Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Việc ép trẻ ăn theo ý muốn của bản thân bạn thực sự là một điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, để giúp bé cảm thấy hứng thú khi ăn và ăn ngon miệng hơn, đồng thời vẫn đạt tiêu chí bổ sung đầy đủ kẽm cũng như các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể trẻ, bạn nên “chiều” theo ý muốn của bé.
Một số loại thực phẩm bổ sung kẽm dành cho trẻ sơ sinh và hầu hết mọi đứa trẻ khác đều yêu thích, bao gồm bơ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, sô cô la đen và sữa chua. Những thực phẩm này không những đem lại một nguồn kẽm dồi dào mà còn giúp kích thích vị giác ngon miệng cho trẻ.
Bên cạnh việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh qua các khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ cũng có thể cung cấp đầy đủ kẽm cho bé biếng ăn thông qua các thực phẩm bổ sung khác. Đối với dạng thực phẩm bổ sung kẽm đường uống, bạn nên cho trẻ uống sau bữa ăn khoảng 30 phút, sử dụng trong vòng từ 2 - 3 tháng và ngừng sau đó. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên bổ sung thêm các loại vitamin như: vitamin C, B6 và A cho trẻ để tăng khả năng hấp thụ kẽm.
Tuy nhiên, các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ vẫn khuyến khích các bà mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ thông qua các nguồn thực phẩm tươi xanh tự nhiên mỗi ngày. Cách bổ sung này sẽ giúp cơ thể bé nhận được nhiều kẽm hơn, đồng thời tăng mức độ hấp thụ loại vi chất quan trọng này.
Đa phần các ông bố bà mẹ hiện nay suy nghĩ đơn giản rằng chỉ cần bổ sung đầy đủ lượng canxi là bé đã có thể đạt được sự phát triển toàn diện về chiều cao cũng như độ chắc khoẻ của khung xương. Tuy nhiên, quan niệm này chưa thực sự đúng và đủ.
Bên cạnh việc bổ sung canxi, bạn cũng cần chú trọng đến việc lựa chọn và tìm kiếm các nguồn cung cấp kẽm dành cho trẻ sơ sinh một cách đầy đủ và phù hợp. Có như vậy, cơ thể trẻ mới nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ cho sức khỏe miễn dịch và sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Nhìn chung, kẽm đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch cũng như sự phát triển toàn diện về thể chất của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên chú trọng bổ sung đầy đủ kẽm và lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) [email protected]
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong