Bún gạo lứt được sản xuất từ gạo lứt, một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Loại gạo này vẫn giữ nguyên được các chất dinh dưỡng ở lớp cám và mầm của hạt gạo do chỉ được loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài. Bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon từ bún gạo lứt. Vậy ăn bún gạo lứt có tốt không và bún gạo lứt bao nhiêu calo?
Thành phần dinh dưỡng trong bún gạo lứt
Giống với các loại bún gạo khác, bún gạo lứt cũng có thành phần gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ cùng các loại vitamin.
Trong quá trình chế biến, nhờ giữ được lớp cám nên bún gạo lứt giữ được rất nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, đáng kể là các vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B3, B6, các axit như pantothenic (vitamin B5), acid folic, para aminobenzoic (PABA) và các nguyên tố vi lượng khác như sắt, canxi, magie, glutathione, selen, kali và natri.
Bún gạo lứt bao nhiêu calo?
Hàm lượng calo là bao nhiêu tùy theo từng loại thực phẩm cũng như cách chế biến khác nhau sẽ cho con số calo khác nhau.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g gạo lứt cung cấp khoảng 110,9 calo so với gạo trắng cung cấp khoảng 130 calo. Khi gạo lứt được chế biến trở thành bún gạo lứt thì 100g bún gạo lứt sẽ cung cấp khoảng 320 - 350 calo. Chỉ số calo của bún gạo lứt có thể thay đổi tùy vào từng loại gạo lứt như sau:
Gạo lứt đen
Trong 100g bún gạo lứt đen có khoảng 170 calo bao gồm:
- 34g tinh bột - 11% RDV;
- 5g đạm;
- 5g chất béo - 2% RDV;
- 2g chất xơ.
Gạo lứt đỏ
Trong 100g bún gạo lứt đỏ lại có khoảng 214 calo bao gồm:
- 77.24g tinh bột;
- 7.94g đạm;
- 2.92g chất béo;
- 3.5g chất xơ.
Dựa vào số liệu trên, bún gạo lứt đen có hàm lượng calo ít hơn so với bún gạo lứt đỏ. Người dùng cũng nhận xét sợi bún gạo lứt đen dai và dẻo hơn so với sợi bún gạo lứt đỏ. Tuy nhiên, bún gạo lứt đỏ có lượng chất xơ và đạm cao hơn bún gạo lứt đen.
Các lợi ích mà bún gạo lứt mang lại
Hỗ trợ sức khỏe hệ tim mạch
Bún gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao và các chất có lợi cho tim mạch khác như magie, lignans... có liên quan đến việc giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Không chứa gluten tự nhiên
Do gạo lứt tự nhiên không chứa gluten nên bún gạo lứt thích hợp cho người bị dị ứng hoặc người không dung nạp loại protein sử dụng. Bệnh không dung nạp gluten hay còn gọi là Celiac xảy ra khi cơ thể không thể hấp thu các thực phẩm có chứa gluten.
Thích hợp cho người bị tiểu đường
So với thành phẩm từ gạo trắng, bún gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn. Khi ăn bún gạo lứt, lượng tinh bột sẽ được chuyển hóa từ từ thành đường một cách ổn định, giúp điều hòa glucose máu.
Ăn bún gạo lứt giúp giảm cân
Bún gạo lứt tốt cho sức khỏe vì rất giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng.
Do gạo lứt còn lớp cám bọc bên ngoài nên vẫn giữ được hàm lượng chất xơ cao, khiến cho quá trình tiêu hóa gạo lứt trong dạ dày trở nên lâu hơn so với gạo trắng, từ đó tạo cảm giác no nhanh và no lâu hơn cũng như giảm cảm giác thèm ăn.
Một nghiên cứu trên một nhóm phụ nữ thừa cân mỗi ngày ăn một lượng gạo lứt trong 6 tuần đã giảm trọng lượng cơ thể và vòng eo một cách đáng kể so với nhóm phụ nữ ăn gạo trắng với cùng một lượng như gạo lứt.
Ngoài ra, trong quá trình giảm cân, bún gạo lứt còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, không để tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể xảy ra.
Những thắc mắc liên quan đến bún gạo lứt giảm cân
Bạn cũng nên lưu ý những điều quan trọng sau đây khi giảm cân bằng cách sử dụng bún gạo lứt:
Có nên ăn quá nhiều bún gạo lứt?
Nếu ăn quá nhiều bún gạo lứt, bạn có thể gặp những tình trạng sau đây: Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi… Do đó, bạn chỉ nên sử dụng bún gạo lứt với mức độ vừa đủ để tránh gây hại cho cơ thể của mình.
Ngoài ra, khi theo đuổi chế độ ăn lành mạnh, bạn thường có cảm giác nhàm chán. Vì vậy bạn cũng nên kết hợp bún gạo lứt với nhiều nguyên liệu khác để tạo sự mới mẻ cho món ăn.
Nên ăn bún gạo lứt với liều lượng bao nhiêu?
Theo chuyên gia, để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả, bạn chỉ nên ăn bún gạo lứt khoảng 2 - 3 lần/tuần. Bạn nên tập thói quen ăn uống một cách khoa học, hợp lý và để tránh nhàm chán, nên biến tấu bún gạo lứt thành nhiều món ăn đa dạng.
Cách bảo quản bún gạo lứt
Bạn không nên trữ nhiều mà chỉ nên mua bún gạo lứt với liều lượng vừa đủ. Đối với bún gạo lứt tươi, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa từ 2 - 3 ngày. Đối với bún gạo lứt khô, bạn chỉ cần bảo quản ở nơi không có ánh nắng mặt trời chiếu vào, thoáng mát.
Khi cần sử dụng, bạn chỉ cần làm nóng bún gạo lứt tươi hoặc bún khô bằng lò vi sóng hoặc trụng trong nước sôi. Khi bạn bảo quản đúng cách, bún gạo lứt sẽ phát huy tối đa công dụng.
Những ai không được dùng bún gạo lứt để giảm cân?
Mặc dù bún gạo lứt rất giàu dinh dưỡng nhưng một số đối tượng không phù hợp với những món ăn được chế biến từ bún gạo lứt. Để tránh gây ra nhiều di chứng nghiêm trọng.
Những đối tượng sau đây không nên sử dụng bún gạo lứt: Người có bệnh về đường tiêu hóa, bị bệnh thận, phụ nữ mang thai và đang cho con bú…
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc về vấn đề bún gạo lứt bao nhiêu calo cũng như cách sử dụng bún gạo lứt để giảm cân. Từ đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp giảm cân hiệu quả mà an toàn, phù hợp với nhu cầu bản thân.
Xem thêm: Đậu phộng bao nhiêu calo? Những ai không nên ăn đậu phộng?