Cháo cá chép là món ăn cung cấp hàm lượng canxi cao được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, để nấu được nồi cháo cá không tanh, thơm ngon đậm đà thì không phải là điều dễ dàng. Hãy cùng Hawonoo khám phá cách nấu cháo cá bất bại trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên liệu nấu cháo cá chép
- Cá chép: 1 con (khoảng 0.5kg)
- Gạo tẻ: ½ bát
- Gạo nếp: 1 nắm
- Gừng: 1 củ
- Hành khô: 1 củ
- Hành lá: Ít
- Rau thì là: 1 mớ
- Một số loại gia vị cần thiết khác: nước mắm, muối, đường, tiêu xay, dầu ăn...
Cách nấu cháo cá chép
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cá chép cắt vây, cạo vảy, bỏ phần mang và ruột, sau đó xát muối và gừng thật kỹ cho bớt tanh.
- Hành khô băm nhỏ, gừng cạo vỏ, thái lát.
- Thì là cắt bỏ gốc, rửa sạch, xắt nhỏ
- Gạo vo sạch rồi đổ ra rổ cho ráo nước
Bước 2: Luộc cá chép
- Cá chép sau khi làm sạch, bạn cho vào nồi cùng ½ lít nước sôi luộc chín.
- Sau khi cá chín, vớt ra để nguội hẳn, sau đó gỡ xương ra lấy phần thịt cá.
- Ướp thịt cá với thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa muối, 1 thìa tiêu xay trong khoảng 20 phút.
- Xương và đầu cá đem giã nhỏ, thêm nước và lọc lấy nước cốt để nấu cháo.
Bước 3: Xào thơm thịt cá
- Cho 2 thìa canh dầu ăn vào chảo đun nóng già, thêm hành khô băm nhỏ vào phi thơm.
- Cho phần thịt cá đã lọc vào đảo nhẹ tay để không bị nát.
Bước 4: Nấu cháo cá chép
- Cho gạo đã ngâm và nước cốt từ xương và đầu cá vào nồi nước luộc cá ban đầu.
- Nêm thêm 1 thìa cà phê muối vào hầm khoảng 45 phút ở lửa nhỏ kể từ lúc đun sôi.
- Khi cháo chín nhừ, bạn cho phần thịt cá vào đảo đều.
- Nấu thêm khoảng 10 phút nữa sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Mẹo hay: Để hầm cháo cá chép nhanh dừ, mềm hạt gạo mà không bị nát, bạn có thể sử dụng nồi áp suất Hawonkoo để chế biến. Nhờ ứng dụng công nghệ Neuro Fuzzy, nồi áp suất Hawonkoo có thể tự động điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu phù hợp với từng lượng gạo/loại gạo và nước trong nồi giúp thực phẩm chín nhanh nhưng vẫn giữ được độ mềm dẻo và vị ngọt tự nhiên.
Bước 5: Thành phẩm
Sau khi hoàn thành, bạn múc cháo ra bát, cho thêm một ít hành lá và thì là băm nhỏ lên trên. Rắc thêm một ít tiêu và hành khô để món ăn thêm thơm ngon đậm đà.
Bát cháo cá sánh đặc, điểm xuyết phần thịt cá trắng ngần mềm ngọt cùng rau thơm dậy mùi. Tất cả các hương vị quyện lại một cách hài hòa, tròn vị, hấp dẫn thực khách gần xa.
Một số lưu ý trong cách nấu cháo cá chép
- Bạn nên mua con cá tươi, kích thước to một chút để dễ dàng tách thịt và xương ra ngoài. Bên cạnh đó, cá chép ngon là loại có vảy màu xám đậm, dày mình. Tránh mua những con cá có trứng hoặc cá đã được cắt khúc sẵn, sẽ không tươi ngon và chắc thịt như cá đang bơi khỏe.
- Để nấu cháo cá không bị tanh, bạn cần sơ chế cá thật kỹ, cạo hết vảy, bỏ sạch ruột, mang, vây và cạo sạch lớp màng đen ở bụng. Tốt nhất, hãy xát cá với muối, chanh, gừng hoặc rượu trắng và rửa nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ mùi tanh đặc trưng của cá.
- Trong khi hầm cháo, bạn có thể bỏ vào nồi nước luộc cá một chút gừng để át đi mùi tanh. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu khác như đậu xanh, nấm rơm để tăng dinh dưỡng và tạo mùi thơm hấp dẫn cho món cháo cá.
- Xào thịt cá cần phi thơm hành và đảo nhẹ tay để không làm cá bị nát.
Những tác dụng của cháo cá chép với phụ nữ mang thai
Cá chép là một trong những thực phẩm vô cùng tuyệt vời cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá chép chứa nhiều thành phần dinh dưỡng vừa tốt cho mẹ, vừa hỗ trợ phát triển trí não cho bé.
Cá chép có chứa nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe như canxi, sắt, phốt-pho, magie, kali, đồng, kẽm, selen, folate, mangan, các loại vitamin A, B, C, D, D3, DHA,... Đây là những hợp chất quan trọng giúp nâng cao miễn dịch, đặc biệt cần thiết và quan trọng cho cả mẹ và bé.
Từ xa xưa, người ta đã quan niệm ăn cháo cá chép khi mang bầu có thể giúp em bé thông minh, có làn da trắng, môi đỏ. Đây cũng là một bài thuốc hữu hiệu giúp thông sữa cho bà mẹ đang cho con bú.
Mẹ bầu nên ăn cháo cá chép vào thời điểm nào?
Thời gian thai kỳ tương đối nhạy cảm nên các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng một cách cẩn thận để đảm bảo trẻ được phát triển một cách tốt nhất. Theo đó, thời điểm vàng giúp mẹ sử dụng cháo cá chép hiệu quả nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, bé đang trong giai đoạn hình thành các cơ quan, bộ phận nên ăn cháo cá chép lúc này sẽ giúp bé hấp thu được nhiều dinh dưỡng để phát triển tốt hơn.
Cháo cá nóng ấm, dễ ăn và dễ tiêu hóa nên rất phù hợp để thưởng thức vào bữa sáng. Sau một đêm dài thức dậy, mẹ được nạp thêm năng lượng bằng một bát cháo thơm ngon chắc chắn sẽ khiến tinh thần sảng khoái và nuôi dưỡng thai nhi một cách tốt hơn.
Mẹ bầu có thể sử dụng cháo cá chép khoảng 1 đến 2 lần/tuần. Để cải thiện vị giác, bạn có thể thay đổi phương pháp nấu hoặc thay đổi các thực phẩm kết hợp giúp món ăn thơm ngon và hấp dẫn hơn.
Như vậy, trên đây là cách nấu cháo cá chép đơn giản, thơm ngon mà không hề bị tanh. Cá chép giàu dinh dưỡng là món ăn không thể bỏ lỡ dành cho các bà mẹ mang thai. Chỉ với vài bước cơ bản, bạn đã có ngay bát cháo nóng hổi, thơm lừng hấp dẫn. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp thực hiện ngay thôi nào.
Bạn đừng quên liên hệ Hotline 1900 232396 hoặc truy cập website Hawonkoo để tham khảo thêm nhiều công thức nấu nướng tuyệt vời và mua sắm các thiết bị gia dụng thông minh, hiện đại cho căn bếp gia đình mình nhé!