Thịt chim bồ câu không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa nhiều protein, vitamin và các khoáng chất quan trọng với hàm lượng cholesterol khá thấp. Đây cũng là loại thịt ngon, mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa. Do đó cháo bồ câu là món ăn phù hợp cho cả người già, trẻ nhỏ, bà bầu và người mới ốm dậy.
Giá trị dinh dưỡng của cháo bồ câu
Rất nhiều quan tâm thắc mắc gà ác và bồ câu con nào bổ hơn cũng như giá trị dinh dưỡng của thịt bồ câu. Theo quan điểm Đông y, thịt chim bồ câu có vị mặn, tính bình, không độc và không gây hại cho cơ thể. Nhờ đó, nó có nhiều tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết và năng lượng dương, giúp kích thích tiêu hóa, đặc biệt phù hợp cho trẻ em và những người cần bồi bổ.
Không chỉ thơm ngon, lành tính loại thịt này còn chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú có khả năng hấp thụ dễ dàng vào gan, thận, não và các cơ quan khác. Trong 100g thịt bồ câu chứa: 142kcal, 17,5g protein, 7,5g chất béo, 13mg canxi, 237mg kali, 307mg phốt pho… Thịt chim bồ câu có chứa khoảng 22,14% protein, tỷ lệ này cao hơn 3% so với thịt gà, 4% khi so sánh với thịt bò và 13,3% so với thịt dê.
Không chỉ giàu protein, thịt bồ câu mà còn có hàm lượng mỡ và cholesterol thấp, đồng thời cung cấp nhiều vitamin A, B1, B2, E và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình tạo máu như: Lipit, canxi, photpho, sắt… Do đó, việc sử dụng thịt chim bồ câu để chế biến món cháo bổ dưỡng là một lựa chọn thông minh và hợp lý cho trẻ em, thai phụ và những người đang phục hồi sau cơn bệnh.
Tác dụng của cháo bồ câu
Bồi bổ cơ thể
Thịt chim bồ câu chứa nhiều dinh dưỡng và bạn có thể bảo toàn hàm lượng này nếu chế biến đúng cách, cung cấp năng lượng cho người sử dụng. Hàm lượng collagen cao trong thịt bồ câu hỗ trợ quá trình lành vết thương sau phẫu thuật và phục hồi sau sinh. Do hàm lượng chất béo thấp, cháo bồ câu cũng có khả năng kích thích vị giác và dễ tiêu hóa hơn so với các loại cháo khác, phù hợp cho người ăn uống kém hoặc người ốm lâu ngày, người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, người cao tuổi và trẻ em.
Cải thiện chức năng não bộ
Vitamin A, B, E, Cephalin, canxi và sắt trong thịt bồ câu có thể cải thiện quá trình trao đổi chất và đổi mới tế bào não, từ đó cải thiện trí nhớ, phát triển trí não. Cháo bồ câu chứa lượng lớn phospholipid, giúp làm chậm quá trình lão hóa tế bào thần kinh và tăng cường trao đổi chất tại các mô cơ thể. Theo Đông y, thịt bồ câu cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu não, hỗ trợ trí nhớ và phát triển tư duy cho người lao động trí óc và trẻ em.
Chăm sóc sắc đẹp
Thịt chim bồ câu chứa hàm lượng chondroitin tương đối cao, có thể giúp lưu thông khí huyết, tăng độ đàn hồi cho da, tăng sức sống cho tế bào da, có lợi cho quá trình chăm sóc và làm đẹp của các chị em.
Giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu được đánh giá cao hơn so với nhiều loại thịt khác. Ngoài ra, vitamin A, E trong thịt bồ câu giúp làn da trắng sáng, mịn màng và chậm quá trình lão hóa. Việc bổ sung món cháo bồ câu vào thực đơn là một phương pháp chăm sóc sắc đẹp hiệu quả giúp bạn duy trì làn da khỏe mạnh, hồng hào và tràn đầy sức sống. Thịt chim bồ câu cũng rất giàu collagen, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của các tế bào nang tóc.
Tăng cường sinh lý
Hàm lượng chondroitin cao trong thịt chim bồ câu tương tự như nhung hươu nên có khả năng tăng cường chức năng cơ thể, giúp tăng cường khả năng sinh dục và nâng cao sinh lực phái mạnh. Dưỡng chất này giúp các quý ông có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, da dẻ hồng hào và tràn đầy sinh lực.
Nhờ những lợi ích kể trên, cháo bồ câu không chỉ là một món ăn bổ dưỡng mà còn là một liệu pháp tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe và sắc đẹp, cũng như tăng cường sinh lực cho cả nam và nữ.
Cháo bồ câu nên nấu với rau gì?
Việc kết hợp bồ câu và các loại rau sau sẽ giúp bạn có được món ăn ngon, bổ dưỡng phù hợp với nhiều đối tượng.
Cà rốt
Cháo bồ câu kết hợp cùng cà rốt mang lại hương vị ngọt tự nhiên đặc trưng. Cà rốt cũng là nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào, tốt cho sự phát triển của trẻ và giúp ngăn ngừa táo bón do chứa hàm lượng chất xơ cao. Bạn có thể tham khảo thêm các cách nấu cháo bồ câu cho bé ăn dặm để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của con yêu.
Nấm hương, hạt sen, đậu cove
Kết hợp cháo bồ câu với nấm hương, hạt sen và đậu cove tạo ra một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và thanh mát. Sự kết hợp này không chỉ kích thích vị giác mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất, thích hợp cho người mới ốm dậy và bà bầu.
Bí đỏ
Bí đỏ cung cấp vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và giúp não phát triển tốt hơn. Kết hợp nguyên liệu này với thịt chim bồ câu là một lựa chọn thú vị giúp món ăn trở nên ngon miệng và hấp dẫn.
Rau ngót
Rau ngót là một lựa chọn phổ biến và dễ dàng để kết hợp với cháo bồ câu. Rau ngót cung cấp nhiều protein, vitamin nhóm B, C và beta-carotene, giúp tăng sức đề kháng và thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi mang lại hương vị thơm ngọt và dễ ăn, đồng thời cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Cung cấp năng lượng và bảo vệ tim mạch. Kết hợp cháo bồ câu với rau mồng tơi là một lựa chọn tốt để bổ sung dưỡng chất.
Một số lưu ý khi nấu và dùng cháo bồ câu
Chọn mua chim bồ câu
- Chọn mua thịt chim bồ câu ở các địa chỉ bán hàng đảm bảo uy tín.
- Nên mua loại chim bồ câu mới ra ràng là ngon nhất. Đây là những chú chim mới được khoảng 15 ngày tuổi, chứa nhiều dinh dưỡng nhất, thịt mềm, dày và béo. Hãy tìm những con chim to chỉ bằng nắm tay, lông măng mọc thưa thớt, chỉ có phần lưng và phần cánh chim là lông mọc dày hơn một chút.
- Nếu mua bồ câu làm sẵn, bạn nên chọn những con phần da thịt hồng hào, tránh mua những con có phần da tái xanh.
Ai không nên ăn cháo bồ câu?
Dù cháo bồ câu là một món ăn rất bổ dưỡng nhưng không phải đối tượng cũng dùng được món ăn này. Dưới đây là những người không nên ăn chim bồ câu:
- Người có nhu cầu tình dục cao.
- Người ít tập thể dục, lười vận động.
- Người đang bị sốt, người có thể chất nóng trong người
- Người bị dị ứng với thịt chim.
- Người có bệnh tim, huyết áp cao nên hạn chế ăn cả mỡ và da của chim vì những phần này chứa nhiều chất béo và cholesterol.
- Người có bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan cấp tính không nên ăn nhiều thịt bồ câu.
Lưu ý khác
- Ăn nhiều thịt chim bồ câu có thể tăng nội nhiệt, gây nóng trong người, do đó bạn chỉ nên ăn mỗi tuần 1-2 con.
- Tránh ăn chim bồ câu với thịt heo, gan heo, nấm đầu khỉ vì có thể gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
- Không ăn chim bồ câu cùng với cá diếc, tôm bởi có thể gây dị ứng.
- Nếu không muốn có mùi hôi, hãy bóc bỏ gan chim bồ câu trước khi nấu.
- Cách chế biến thịt bồ câu tốt nhất là hầm thành cháo, canh hoặc nấu chín nhừ rồi ăn cả nước lẫn cái.
Cháo bồ câu là một món ăn ngon, bổ dưỡng được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao, nhất là đối với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và những người đang phục hồi sức khỏe. Tuy là một món ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta cũng không nên quá lạm dụng, hãy ăn với lượng vừa phải, phù hợp để thu được những giá trị tốt nhất từ món ăn bổ dưỡng này.
Xem thêm: Bí trắng là gì? Ăn bí trắng có tốt cho sức khỏe hay không?