Trong khoảng thời gian gần đây, có rất nhiều bà nội trợ đang yêu thích dùng củ sâm đất vì không chỉ có hương vị thơm ngon, mà còn rất hữu ích cho sức khỏe. Vậy ăn sâm đất sẽ có những tác dụng gì? Những ai nên và không nên ăn loại sâm này? Cùng Pharmacity đi tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Sâm đất có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Tại nước ta, sâm đất (Panax ginseng) thường được dùng để làm rau trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, chúng còn được sử dụng thành các vị thuốc hay để hỗ trợ chữa bệnh và bồi bổ cơ thể rất hiệu quả. Theo đó, một số công dụng của sâm đất gồm có:
- Bồi bổ cơ thể, cải thiện mệt mỏi
- Điều trị ho, hen suyễn
- Điều trị tiểu đường
- Hiệu quả nhuận tràng, điều trị táo bón, trĩ
- Thanh nhiệt giải độc, mát gan hiệu quả
- Điều trị chứng huyết áp cao
- Bổ gan, thận, điều hòa huyết áp tim mạch
- Khôi phục gân xương, điều trị bệnh lý xương khớp
- Cải thiện viêm khớp, giúp giảm viêm sưng, giảm đau hiệu quả
- Ăn uống khó tiêu, giảm chứng đau bụng, bảo vệ hệ tiêu hóa
- Điều trị bệnh bàng quang và sỏi thận
Tác dụng của sâm đất với sức khỏe con người hiệu quả
Những đối tượng nên sử dụng cây sâm đất
Cây sâm đất là một loại thuốc quý thường được sử dụng trong y học đông Á và nhiều ngành nghề khác trên thế giới. Thế nên sau đây là tổng hợp các đối tượng thích hợp sử dụng cây sâm đất gồm:
- Người có vấn đề về sức đề kháng và tăng cường năng lượng: Sâm đất có tác dụng khôi phục và nâng cao chức năng hệ miễn dịch để giúp cơ thể chống lại bệnh tật, viêm nhiễm.
- Người muốn nâng cao sức khỏe tâm thần: Sâm đất có khả năng cải thiện tinh thần, tư duy và giảm bớt căng thẳng. Nó còn có thể giảm nhanh các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu hay tư duy chậm chạp.
- Người muốn nâng cao sức khỏe tình dục: Sâm đất có thể hỗ trợ tăng ham muốn tình dục và giúp nâng cao chức năng sinh dục ở nam giới.
- Người bị mệt mỏi và suy nhược cơ thể: Sâm đất có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể để giảm bớt tình trạng mệt mỏi hay suy nhược cơ thể.
- Người muốn cải thiện tình trạng tim mạch: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sâm đất còn có khả năng ổn định huyết áp, giảm bớt lượng cholesterol trong máu và nâng cao chức năng hệ tim mạch.
- Người muốn chống lão hóa: Sâm đất thể dục cơ thể ngăn ngừa việc oxy hóa tự do và ức chế lại sự lão hóa.
Những người muốn cải thiện sức khoẻ, năng lực có thể bổ sung thêm sâm đất
Thế nhưng, mọi người cần lưu ý về việc sử dụng đất phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi vì, sâm đất rất dễ gây tương tác với nhiều loại thuốc hoặc không thích hợp sử dụng cho tất cả mọi người. Ngoài ra, nếu chúng ta sử dụng không đúng liều lượng thì sẽ có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn.
Những đối tượng không nên dùng cây sâm đất
Theo Phó Viện trưởng Thạc sĩ Bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan của Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, sâm đất chỉ xếp vào loại thực phẩm hỗ trợ, chúng sẽ không mang lại tác dụng chính trong việc điều trị bệnh.
Vậy nên, sau đây là những đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng củ sâm đất để đảm bảo an toàn sức khỏe gồm:
Tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên dùng sâm đất
Người sử dụng quá nhiều sâm đất
Nếu chúng ta hấp thu quá nhiều sâm đất trong thời gian dài thì sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc, dễ buồn nôn và đổ mồ hôi trộm. Khi có những biểu hiện trên, hãy ngừng sử dụng tức thì trước khi tình trạng của bệnh trở nên xấu hơn.
Người thường xuyên bị đầy bụng, căng tức bụng hoặc tiêu chảy
Vì củ sâm đất có tác dụng nhuận tràng, nên chúng sẽ phản lại tác dụng với những các đối tượng trên và sẽ khiến cho bệnh tiêu chảy càng nặng hơn.
Phụ nữ mang thai
Khi các bà mẹ mang thai ăn củ sâm đất vẫn nhận được một số lợi ích nhất định như điều hòa huyết áp giải nhiệt cơ thể hay nhanh lành vết thương. Nhưng khi vào tam cá nguyệt đầu tiên thì các mẹ bầu không nên ăn loại thực phẩm này vì chúng không tốt, dễ gây động thai.
Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Những lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ bầu đầu thai kỳ
Người bị đang điều trị rối loạn chức năng thận, bệnh gout
Các đối tượng này khi hấp thụ củ sâm đất sẽ khiến cho tác dụng của thuốc bị mất đi và làm cho tình trạng của bệnh càng trở nặng hơn.
Một số câu hỏi thường gặp về cây sâm đất?
Cây sâm đất có bao nhiêu calo?
Sâm đất tươi chứa 66 calo mỗi pound (khoảng 15 calo/100g). Sau khi được lưu trữ vài tuần trong kho, lượng calo bên trong sẽ tăng lên đôi chút bởi vì một phần lượng đường sẽ được chuyển hóa thành fructose với ít nhất là 100 calo mỗi pound (22 calo/100g).
Cho nên, nhìn chung chúng sẽ chỉ còn khoảng 35 - 40 calo/100g. Chưa kể, củ sâm đất còn được xem là một nguồn chất xơ và kali dồi dào, với 180 - 290mg/100g củ.
100 g sâm đất chứa khoảng 15 calo
Sâm đất giá bao nhiêu?
Giá thành của sâm đất thường dao động khoảng từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Thế nên, các bạn nên lưu ý chọn mua những củ to, tươi, đầm tay và không bị dập hỏng. Chúng chỉ có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường hoặc đem phơi nắng để phần thịt được ngọt và dẻo hơn.
Thông qua những thông tin chi tiết về củ sâm đất trên, Pharmacity hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về tác dụng của chúng. Từ đó biết cách lựa chọn và bổ sung vào chế độ dinh dưỡng phù hợp để mang đến những lợi ích tối đa phụ vụ cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
9 lợi ích của tảo xoắn đối với sức khoẻ nên bổ sung hàng ngày
Tác dụng của dầu oliu với sức khoẻ con người có thể bạn chưa biết!
5+ tác dụng của nấm bào ngư và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn
Hạt chia có tác dụng gì? 11 lợi ích khi sử dụng hạt chia mỗi ngày ít người biết