Dịch truyền đặc biệt là nhóm dung dịch giúp bù nhanh albumin hoặc bù dịch tuần hoàn trong cơ thể. Chúng bao gồm dung dịch chứa albumin, dung dịch haes - steril, dextran, gelofusin, dung dịch cao phân tử…
Có nên truyền nước biển tại nhà không?
Sau khi biết truyền nước có tác dụng gì, bạn cũng hiểu lý do vì sao không ít người vẫn chọn truyền nước biển để phục hồi nhanh khi bị mệt mỏi hay có dấu hiệu suy nhược. Tuy nhiên, không phải trường hợp mệt mỏi, thiếu ngủ, kém ăn nào cũng cần phải truyền nước.
Để xác định có nên truyền nước không, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm máu. Nếu kết quả đo có chất nào đó thấp hơn mức bình thường, bác sĩ mới quyết định loại dịch truyền, liều lượng và thời gian truyền phù hợp.
Bên cạnh đó, nếu cơ thể bị mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì người bệnh không nhất thiết phải truyền dịch. Lúc này, việc bù nước qua đường uống sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Cụ thể, việc uống một ly nước có pha thìa cà phê đường tương đương với truyền một chai glucose 5% hay húp một bát canh nhạt cũng tương đương với truyền một chai dung dịch muối 9%.
Ngoài ra, việc truyền nước biển chỉ an toàn khi có sự chỉ định và theo dõi sát sao của nhân viên y tế. Quá trình truyền dịch cần tuân thủ các quy định về tốc độ nhỏ giọt, liều lượng, đồng thời địa điểm truyền dịch phải đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố. Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua dịch truyền từ quầy thuốc hoặc sử dụng các dịch vụ truyền nước biển tại nhà.
Việc lạm dụng truyền nước biển có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Những rủi ro khi truyền nước biển
Bên cạnh những tác dụng tốt, quá trình truyền nước biển luôn ẩn chứa những rủi ro nhất định. Vì vậy, kỹ thuật này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến.
Một số biến chứng khi truyền nước mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm: