Tìm hiểu về mỡ máu
Mỡ máu hay còn được gọi là lipid máu, bao gồm cholesterol, triglycerid (chất béo trung tính), HDL cholesterol (chất béo tốt), LDL cholesterol (chất béo xấu). Mỡ máu cùng protein, carbohydrate đảm nhiệm cung cấp năng lượng, giúp duy trì sự sống và trình tự phát triển của con người diễn ra bình thường.
(Mỡ máu hay lipid máu có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể)
Tuy nhiên khi mỡ máu tăng cao, đặc biệt chỉ số triglycerid và LDL cholesterol vượt quá mức cho phép có thể gây các biến chứng nguy hiểm về tim mạch. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến nghị người trưởng thành trên 20 tuổi nên thực hiện xét nghiệm mỡ máu 1 lần/năm.
Cần giảm mỡ máu khi nào?
Bạn cần giảm mỡ máu ngay khi chỉ số cholesterol xấu (LDL), hoặc chất béo trung tính, hoặc cả LDL và chất béo trung tính tăng cao trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể làm tắc nghẽn mạch máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
(Cần giảm mỡ máu ngay khi các chỉ số vượt mức bình thường)
Chỉ số mỡ máu ở người trưởng thành được kết luận bình thường khi:
- Cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL.
- Cholesterol tốt (HDL) ≥40 mg/dL.
- Cholesterol xấu (LDL) dưới 100 mg/dL.
- Chất béo trung tính dưới 150 mg/dL.
HDL Cholesterol là chất béo tốt, có khả năng đào thải LDL Cholesterol ra khỏi cơ thể, giúp mạch máu lưu thông dễ dàng hơn. Bởi vậy, nếu muốn phòng tránh bệnh lý về tim mạch, giảm mỡ máu thì cần ưu tiên các thực phẩm, đồ uống làm tăng HDL.
Uống nước lá gì để giảm mỡ máu an toàn?
Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Bên cạnh những loại thuốc tây thì nước uống từ lá, đặc biệt những loại có tính thảo mộc, cũng được sử dụng để giảm cholesterol. Không những vậy, uống nước lá đúng cách còn hỗ trợ thải độc gan, giảm độc tố tích tụ và làm sáng mịn da.
Lá sen
Nổi tiếng với công dụng chữa đau bụng, say nắng và tiêu chảy nhưng ít ai biết các hoạt chất trong lá sen có thể đào thải cholesterol xấu, giảm tình tình trạng gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, sử dụng lá sen đúng liều lượng và đều đặn còn giúp chống co thắt cơ trơn, ổn định nhịp tim và huyết áp.
- Xem thêm: Chữa gan nhiễm mỡ bằng rau ngổ như thế nào mới đem lại hiệu quả cao?
(Nước lá sen giúp đào thải cholesterol xấu)
Mỗi ngày, bạn nên dùng từ 10 - 20 gram lá sen tươi, kết hợp với vỏ đậu xanh rửa sạch, mang hai loại này đi hãm với nước sôi. Nếu như không có lá sen tươi sử dụng, bạn có thể thay thế bằng loại thái nhỏ đã phơi khô, đem sắc lấy nước dùng hàng ngày.
Lá trà xanh
Lá trà xanh có vị hơi đắng, chát nhẹ nên nhiều người, đặc biệt người trẻ không thích. Tuy nhiên với người đang bị mỡ máu cao, lá trà xanh là bài thuốc quý khi có thể giảm tỷ lệ kết dính ở máu, chống xơ cứng động mạch hiệu quả.
(Lá trà xanh làm giảm tỷ lệ kết dính ở máu và chống xơ cứng động mạch)
Với tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ hệ tiêu hóa, lá sẽ cũng được ưa chuộng trong làm đẹp và giảm béo. Tuy nhiên, bạn cần biết cách sử dụng để tránh say trà hoặc mất ngủ.
Để có một tách trà xanh ngon, bạn nên vò nhẹ lá trà tươi trước khi cho vào ấm. Khi pha, nước đầu tiên bạn chỉ dùng một lượng nhỏ để tráng, đến nước thứ hai mới đổ ngập và hãm trong 10 - 15 phút.
Lưu ý: - Không dùng trà khi chuẩn bị đi ngủ, nên dùng trước 1 - 2 tiếng.
- Không uống trà khi còn đói hoặc khi nóng.
Lá vối
Nếu được hỏi uống lá gì để giảm mỡ máu vừa hiệu quả vừa dễ tìm, thì Bệnh viện Đa khoa Phương Đông gợi ý bạn lá vối. Đây là loại lá quen thuộc với gia đình người Việt, cũng rất dễ trồng nếu bạn và gia đình cần sử dụng thường xuyên.
Lá vối chứa chất beta-sitosterol, được chứng minh khả năng giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, điều hòa quá trình chuyển hóa mỡ máu. Nếu đang tìm kiếm phương pháp giảm cân bằng đồ uống, bạn nên thêm lá vối vào danh sách.
(Nước lá vối chứa chất beta-sitosterol hỗ trợ giảm nồng độ LDL)
Pha chế lá vối đơn giản với nước, bạn có thể đun lá vối tươi cùng nước lã đến khi sôi hoàn toàn, hoặc phơi khô rồi hãm cùng nước sôi. Để sử dụng, bạn nên để nước nguội bớt rồi mới uống, tránh bỏng nóng.
Giảo cổ lam
Giảo cổ lam là một loại thảo dược, được sử dụng để điều trị các bệnh viêm dạ dày cấp, viêm gan virus, viêm phế quản mạn tính. Với khả năng giữ đường huyết ở mức ổn định, giảo cổ lam giúp làm giảm chứng tăng mỡ máu.
(Giảo cổ lam giữ đường huyết ở mức ổn định, hạn chế tăng cholesterol)
Để lấy nước giảo cổ lam, bạn chỉ nên dùng phần ngọn non và lá non, đem rửa sạch phơi khô. Bạn có thể dùng ngay các phần phơi khô sắc nước uống, hoặc mang tán nhỏ thành bột rồi hãm với nước sôi.
Lá dâu tằm
Dâu tằm là loại cây phổ biến ở vùng quê Việt Nam, không chỉ ăn được quả mà còn có thể dùng lá để thanh nhiệt và giải độc. Một số nghiên cứu còn chỉ ra lá dâu tắm chứa vitamin C, chất xơ, axit hữu cơ hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu.
(Nước lá dâu tằm chứa nhiều vitamin C, chất xơ và axit hữu cơ)
Nước lá dâu tằm dùng được hàng ngày, người bệnh mỡ máu cao tùy theo sở thích mà hãm lá tươi hoặc khô. Lưu ý, nên hãm một lượng nước vừa đủ, sử dụng hết trong ngày tránh để qua ngày hôm sau.
Lá diếp cá
Lá diếp cá thường được sử dụng kèm với các món ăn, giống như gia vị làm tăng phần hấp dẫn và ngon miệng. Bên cạnh đó, diếp cá chứa một lượng lớn cellulose, có tác dụng làm tan mỡ và giảm mỡ máu nhanh chóng.
(Diếp cá chứa cellulose làm tan mỡ và giảm mỡ máu tốt)
Cách sử dụng rau diếp cá tương đối đa dạng, bạn có thể trực tiếp ăn sống sau khi rửa sạch và để ráo nước. Nếu chưa quen với vị của diếp cá thì bạn có thể xay nhuyễn, ép lấy nước uống hàng ngày.
Lá cây chó đẻ
Cây chó đẻ hay Diệp hạ châu là một vị thuốc đông y, có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, làm mát gan, lợi tiểu và tăng lưu thông máu. Nằm trong danh sách này nên chắc chắn cây chó đẻ cũng có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ.
(Nước lá cây chó đẻ có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu và gan nhiễm mỡ)
Dù sở hữu nhiều công dụng nhưng sử dụng sai cách lá cây chó đẻ, bạn có thể gặp các tác dụng phụ hoặc rủi ro về sức khỏe. Bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ Đông y trước khi sử dụng, tránh việc dùng hàng ngày gây chai gan, xơ gan.
Lá mật gấu
Lá mật gấu có nhiều công dụng trong chữa bệnh, ví dụ như chữa táo bón, nhiễm trùng da, bệnh xương khớp, tiêu chảy, viêm gan, vàng da và rối loạn mỡ máu. Bạn có thể sử dụng trực tiếp lá hoặc hãm với nước sôi, dùng thay trà.
(Lá mật gấu có công dụng điều trị rối loạn mỡ máu)
Lưu ý: - Nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ Đông y, tránh sử dụng quá liều.
- Phụ nữ mang thai không sử dụng lá mật gấu vì làm tăng nguy cơ sảy thai.
Những loại đồ uống hỗ trợ giảm cholesterol xấu
Bên cạnh những nước lá kể trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ bật mí thêm danh sách 10 loại đồ uống hỗ trợ giảm cholesterol xấu. Theo dõi bảng sau để biết thêm chi tiết về công dụng và tần suất sử dụng.
Tên | Công dụng | Tần suất |
Nước ép súp lơ xanh | Súp lơ xanh chứa hợp chất glucoraphanin, hỗ trợ chuyển hóa tế bào nên có thể ngăn ngừa oxi hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. | 3 - 4 lần/tuần |
Nước ép nghệ | Nghệ chứa hoạt chất curcumin, có khả năng hạ đường huyết trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu. | Mỗi ngày *Lưu ý: Dùng lượng nhỏ. |
Nước ép cam | Cam chứa nhiều vitamin C, vitamin P có thể tăng cường mao mạnh, cải thiện sự lưu thông máu. | Mỗi ngày |
Nước ép măng tây | Trong măng tây có nhiều chất xơ, thành phần dinh dưỡng cao nên có thể giúp đào thải cholesterol xấu. | Mỗi ngày |
Nước ép cải bó xôi | Cải bó xôi là một loại rau xanh, giàu chất xơ nên có thể ép lấy nước nhằm giảm mỡ máu hoặc chữa bệnh tăng huyết áp. | Mỗi ngày |
Nước ép lựu | Trong lựu chứa nhiều hoạt chất có lợi, bảo vệ được nội mạc động mạch và ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu. | Mỗi ngày |
Nước ép cà chua | Cà chua chứa thành phần niacin, chất này có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. | Mỗi ngày |
Nước ép quả mọng | Những loại quả mọng như dâu tây, phúc bồn tử, việt quất, mâm xôi chứa nhiều vitamin có lợi, hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả. | Mỗi ngày |
Sữa đậu nành | Đậu nành chứa ít chất béo bão hòa, sử dụng sữa đậu nành nguyên chất có thể làm giảm hoặc kiểm soát cholesterol trong máu. | Mỗi ngày *Lưu ý: Nên dùng khoảng 250ml. |
Sữa yến mạch | Yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan, còn được gọi là beta glucan, có khả năng ức chế hấp thụ cholesterol và giảm LDL trong máu. | Mỗi ngày *Lưu ý: Uống với lượng vừa phải, tối ưu nhất 1 cốc/ngày (90 - 120 calo). |
Như vậy, bên cạnh biết uống nước lá gì để giảm mỡ máu thì bạn còn bỏ túi thêm những loại nước ép, sữa hỗ trợ tăng chất béo tốt, đẩy nhanh tiến độ đào thải chất béo xấu ra khỏi cơ thể.
Uống nước lá có giảm mỡ máu hiệu quả không?
Uống nước lá là phương pháp giảm mỡ máu hiệu quả, an toàn vì ít tác dụng phụ, điều này đã được chứng minh bởi các chuyên gia. Tuy nhiên để đạt được kết quả mong muốn, bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro, bạn cần nhận sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Đông y.
(Uống nước lá giúp giảm mỡ máu hiệu quả)
Ngoài ra, hiệu quả điều trị hay phần trăm giảm mỡ máu khi dùng nước lá còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, chế độ ăn uống kết hợp cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nếu người bệnh chỉ sử dụng nước lá, vẫn duy trì nạp thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu thì rất khó thấy kết quả.
Trong trường hợp nơi sinh sống không có các loại lá nêu trên, không có thời gian để phơi hay sắc lấy nước thì bạn có thể tìm hiểu về dòng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị mỡ máu. Với cách này, bạn có thể tiết kiệm thời gian cũng như quá trình giảm lipid máu.
Những loại đồ uống cần tránh để giảm mỡ máu
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã chia sẻ đến bạn nhiều thức uống giúp giảm mỡ máu, hỗ trợ lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Song song với việc nạp cholesterol tốt thì bạn cũng cần hạn chế, loại bỏ những đồ uống làm tăng cholesterol xấu như:
- Đồ uống chứa nhiều chất béo bão hòa: cà phê kem, sữa nguyên kem, nước cốt dừa, đồ uống có thành phần dầu dừa hoặc dầu cọ,...
- Đồ uống chứa nhiều đường: nước ép trái cây ngọt, nước tăng lực, nước có ga,...
- Rượu bia, đặc biệt những loại có nồng độ cồn mạnh.
(Loại bỏ đồ uống có ga, nhiều chất ngọt để giảm mỡ máu)
Để quá trình giảm mỡ máu được diễn ra thuận lợi, thành công trong khoảng thời gian đã định thì bạn cần kết hợp sử dụng đồ uống tốt cho sức khỏe và cắt giảm những loại nước có lượng calo cao. Nếu cần sự trợ giúp chuyên môn thì bạn hãy liên hệ ngay về số 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được tư vấn, xây dựng phác đồ điều trị.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vừa chia sẻ đến bạn những kiến thức cơ bản về mỡ máu là gì, khi nào cần giảm cholesterol và uống nước lá gì để giảm mỡ máu. Hy vọng với những thông tin trên, bạn và người thân trong gia đình luôn giữ được sức khỏe ổn định, khỏe mạnh.