1. Mô tả
- Cây nhỏ hoặc cây nhỡ. Cành nằm ngang, cong xuống phía dưới, có lông hình sao.
- Lá hình trái xoan, phiến không đều, dài 7 - 12 cm, rộng 2 - 4 cm, gốc có tại ở một phía, đầu nhọn, mép khía răng không đều, hai mặt có lông, trắng nhạt ở mặt dưới, gân gốc 4, cuống lá dài 3 - 5 cm, có lông, lá kèm hình chỉ, gấp khúc.
- Hoa mọc đơn độc, tụ họp thành 2 - 3 cái ở kẽ lá, cuống hoa dài hơn cuống lá, màu trắng, đài có 5 răng có lông dày ở hai mặt, đầu là đài có mũi nhọn hình chi; tràng 5 cánh hình bầu dục, thắt lại ở móng, nhị nhiều đính trên một đĩa bao quanh bầu, chỉ nhị mảnh; bầu hình trứng có lông tuyến, 5-7 ô, chứa nhiều noãn.
- Quả nạc, hình cầu nhắc, đường kính khoảng 1 cm, hạt nhiều.
2. Phân bổ, sinh thái
Chi Muntingia L. ở Việt Nam chỉ có một loài là cây trứng cá hay chị gọi là cây mật sâm kể trên. Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, sau lan ra khắp các vùng nhiệt đới khác. Cây trứng cá ở nước ta được trồng rải rác khắp tất cả các tỉnh phía Nam, ở Miền Bắc cũng có trồng, nhưng ít hơn.
Trứng cá là loại cây gỗ nhỏ, ưa sáng, chịu hạn tốt và mọc nhanh. Cây có thể sống được trên mọi loại đất, kể cả trên cát thô ở vùng ven. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Quả chín ăn được, đồng thời đây cũng là nguồn thức ăn của nhiều loại chim, dơi và sóc.
Bộ phận dùng:
Rễ, lá.
3. Thành phần hóa học
Lá và hoa chứa kaempferol, quercetin và các 3 - 0 - galactosid của chúng, acid cafeic và luid ellagic.
Lá và thân chứa chrysin, 2’, 4’- dihyrochalcon, galangin 3, 7 - dimethylether, 5,7 - dihydroxy - 8 - methoxyllavonol, tilirosid và buddlenoid.
- Đáng lưu ý là chrysin, 2’, 4′ - dihydroxychalcon và galang 3, 7 - dimethylether có hoạt tính sinh học với một nhóm dòng tế bào ở người và chuột [Ram P.Rastogi et al., vol.5. 1998].
- Phần thịt bao gồm quả chứa chất rắn toàn phần 24,6%, chất rắn không tan 8,4%, protein 1,98%, đường khử 8,05%, sucrose 5,34%, acid (tính theo acid malic 0,08%) [Sastri et al., 1962,VI: 446].
4. Tác dụng dược lý
Rễ cây trứng cá được nghiên cứu để phát hiện thuốc chống ung thư mới. Các chất phân lập từ mật sâm đã thể hiện tác dụng độc hại tế bào đối với các tế bào P388 nuôi cấy. Các chất chiết flavan có tác dụng mạnh hơn các chất chiết flavon. Sáu flavan (1 - 6) còn thể hiện tác dụng có phần đặc hiệu đối với u hắc sắc tố và tế bào KB.
Hai hợp chất (6 và 7) có hoạt tính độc hại tế bào nói chung. Sáu flavon (6 - 11) có tác dụng độc với dòng tế bào ung thư ruột kết người (Kameda N et al., 1990).
Từ lá cây trứng cá đã phân lập được một số flavanon và flavon có tác dụng gây cảm ứng hoạt tính của enzym quinon reductase (Su B.N et al., 2003). Mật sâm có hoạt tính kháng khuẩn yếu. Nồng độ ức chế thấp nhất (MIC) trên Escherichia coli C600 của cao chiết methanol quả mật sâm tươi là 1.024 ng/ml, và trên Staphylococcus aureus 209P là 256 ug/ml (Yasunaka K. et al., 2005).
5. Công dụng
Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây trứng cá được dùng sắc thông để làm thuốc điều kinh và chữa các bệnh về gan ở một số địa phương (Võ Văn Chi, 1997: 73).
Ở Campuchia, rễ cây trứng cá được phối hợp với một số dược thảo để làm thuốc điều kinh và trị các bệnh về gan.
Ở Philippin, nước hãm hoa được dùng trị nhức đầu, cảm lạnh.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, thuốc hãm hoa trứng cá (mật sâm) được dùng trị nhức đầu và cảm lạnh. Quả ăn được, ngọt và có vị ngon. Nước hãm lá được dùng uống như nước chè (Sastri BN. et al., 1962: 445 - 446; Seetharaman T.R., 1990).
- Người dân bản xứ ở Brazin dùng nước hãm lá trứng cá theo kinh nghiệm cổ truyền để làm cho thai dễ ra (Di Stasi LC et al., 1994).
- Mật sâm được dùng trong y học dân gian Mexico để trị bệnh sởi, mụn mủ ở miệng và đau dạ dày (Yasunaka K. et al., 2005).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh