Cà tím là một loại quả không còn quá xa lạ và được sử dụng như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Với bà bầu, có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng cà tím trong quá trình mang thai. Một số ý kiến cho rằng, cà tím ảnh hư...
Vậy, chắc hẳn bạn đã biết được bầu ăn cà tím được không qua những chia sẻ trên. Nếu mẹ bầu tiêu thụ với một lượng vừa phải thì cà tím được xem là thực phẩm khá an toàn để có thể thưởng thức trong thời gian mang thai. Cà tím có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của thai phụ cũng như giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số tác dụng khi ăn cà tím:
Cà tím là nguồn cung cấp tuyệt vời các dưỡng chất như niacin, vitamin A, B, E,… rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, loại quả này còn chứa các khoáng chất như đồng, kali, sắt và mangan để giúp hỗ trợ duy trì điện giải, tăng cường cung cấp máu và số lượng huyết sắc tố đáng kể.
Theo các bác sĩ cho biết, một trong những chất quan trọng mà mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ suốt quá trình mang thai là axit folic. Chất này có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ cơ thể sản sinh lượng máu cần thiết giúp thai phụ khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như nứt đốt sống, rối loạn não,…Mỗi chén cà tím chứa trung bình 47 mcg axit folic, tương đương với 8% nhu cầu của cơ thể mỗi ngày. Do đó, mẹ bầu cần thường xuyên ăn cà tím để tăng hàm lượng axit folic trong cơ thể nhằm bảo vệ mẹ bầu và em bé.
Nếu mắc phải chứng cao huyết áp khi mang thai, bạn có thể cân nhắc sử dụng cà tím như một thực phẩm hỗ trợ giúp làm giảm tình trạng của chứng bệnh này. Bioflavonoid có trong cà tím sẽ giúp hạ huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch cũng như giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng khi mang thai, chẳng hạn tiền sản giật.
Vào tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu thường ít vận động để đảm bảo thai nhi luôn được an toàn. Điều này cũng vô tình trở thành nguyên nhân khiến cho mỡ tích tụ trong máu, nguy cơ mẹ bầu và em bé phải đối mặt với nguy hiểm khá cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, ăn cà tím thường xuyên sẽ giúp thai phụ giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu và giúp tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể.
Mẹ bầu thường dễ bị táo bón vào 3 tháng đầu thai kỳ bởi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Điều này sẽ khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột cũng như quá trình đẩy chất thải ra ngoài bị ảnh hưởng. Cà tím có chứa đến 1.5g chất xơ trong mỗi 100g. Do đó, ăn cà tím sẽ giúp thai phụ cải thiện những vấn đề thường gặp về hệ tiêu hóa, hơn nữa còn giúp khắc phục chứng táo bón khi mang thai.
Một hợp chất chống oxy hóa có trong cà tím tên là anthocyanin giúp loại bỏ gốc tự do, bảo vệ những tế bào trong cơ thể tránh khỏi những tổn thương. Ngoài ra, hợp chất hữu cơ này cũng có tác dụng phòng tránh tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, bệnh ung thư,…
Mặc dù có nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe nhưng cà tím vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều trong một tháng. Mặc dù chưa có một nghiên cứu nào khẳng định những điều nêu dưới đây, tuy nhiên các mẹ bầu cũng nên tham khảo một số yếu tố chẳng hạn như:
Bầu ăn cà tím được không? Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cà tím trong thai kỳ, tuy nhiên cần sơ chế đúng cách. Để phòng tránh các tác dụng phụ mà cà tím mang lại, ngoại trừ việc ăn theo chế độ hợp lý, mẹ bầu cần lưu ý đến một số điều dưới đây để chế biến theo cách an toàn nhất.Kết luận: Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây, các mẹ bầu đã có thể tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “Bầu ăn cà tím được không” cũng như biết được một số lưu ý cần thiết. Hãy bổ sung cà tím ở mức độ vừa phải để có được những giá trị dinh dưỡng tốt nhất.Nguồn tham khảo: Tổng hợpXin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!