Đau mắt đỏ là tình trạng viêm màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (tròng trắng mắt) và kết mạc mi nên còn gọi là bệnh viêm kết mạc. Bệnh do virus hoặc nhiễm trùng từ vi khuẩn, phản ứng dị ứng gây ra. Đau mắt đỏ có thể kiểm soát bằng sự kết hợp chế đ...
Người bệnh đau mắt đỏ không chỉ nhỏ thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, để mắt nghỉ ngơi mà còn bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Bởi, một chế độ ăn gồm các thực phẩm tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp nhiều vitamin sẽ giúp bệnh nhanh hồi phục. Bị đau mắt đỏ nên ăn gì cho nhanh khỏi bệnh, bao gồm những thực phẩm sau:
Sữa tươi không phải phương pháp điều trị trực tiếp cho triệu chứng đau mắt đỏ hoặc các tình trạng khác của mắt. Tuy nhiên, sữa tươi có thể cung cấp một số dưỡng chất quan trọng có lợi cho sức khỏe, trong đó có mắt. Sữa tươi có thể cung cấp:Sữa tươi chỉ là 1 phần của chế độ ăn uống cân đối và không thể thay thế cho việc điều trị các bệnh về mắt.
Bơ cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy thực phẩm này có tác dụng trực tiếp trong việc giảm triệu chứng đau mắt đỏ. Tuy nhiên, bơ có thể cung cấp một số dưỡng chất sau:
Cà rốt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt beta-carotene - 1 dạng provitamin A có tác dụng tăng cường sức đề kháng của mắt.
Bí ngô (hay bí đỏ), đu đủ chứa 1 số dưỡng chất có lợi cho mắt, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy thực phẩm này giúp giảm triệu chứng đau mắt đỏ. Trong bí ngô có những dưỡng chất sau:
Rau bina, cải xoăn, rau mùi tây là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin dồi dào. Đây là những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi quá trình thoái hóa.
Cà chua là nguồn cung cấp beta - carotene, một dạng vitamin A có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của mắt.
Xoài là nguồn cung cấp Vitamin C dồi dào, một chất chống oxy hóa cần thiết giúp tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn nhiễm trùng.
Những loại cá như cá thu, cá mòi, cá ngừ là thực phẩm giàu axit béo, omega 3 giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe đôi mắt.
Người bệnh đau mắt đỏ nên kiêng ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường như bánh mì trắng, ngũ cốc tinh chế, khoai tây, bánh pudding, bánh nướng, bánh ngọt, mứt và bánh kẹo. [2]Hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo, trà, cà phê, thức ăn nêm quá nhiều muối. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh các thực phẩm chứa nhiều natri, chẳng hạn như súp đóng hộp và thức ăn nhanh. Những thực phẩm này có thể làm gây mất nước và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.Điều quan trọng, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như đậu phộng, hải sản. Bởi các chất gây dị ứng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau mắt đỏ.
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đau mắt đỏ. Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C và kẽm. Những chất dinh dưỡng này giúp tăng cường miễn dịch và giảm viêm. [3]Ngoài ra, người bệnh cũng nên cung cấp cho cơ thể những thực phẩm chứa nhiều axit béo, omega-3 như cá hồi, cá ngừ. Vì chúng có thể giúp giảm viêm, bảo vệ mắt.
Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Để ngừa bệnh, cần lưu ý những điều sau:Với trường hợp có người thân bị đau mắt đỏ, bạn nên:Trung tâm Mắt Công nghệ cao, BVĐK Tâm Anh TP.HCM được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, được nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu Mỹ, Nhật Bản cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.Bài viết đã cung cấp những thông tin về đau mắt đỏ nên ăn gì cho nhanh khỏi? 8 loại thực phẩm nên dùng là gì? Thay đổi chế độ ăn uống, cung cấp dưỡng chất cần thiết và duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp ngừa và kiểm soát các triệu chứng của đau mắt đỏ, cũng như bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh.
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!