Chân giò sau khi mua về bạn cạo lông, rửa sạch và dùng đèn khò để thui cho phần da xém vàng và có mùi thơm. Nếu có rơm khô hay bã mía để thui thì càng tốt. Đây là khâu quan trọng quyết định sự thơm ngon của món ăn.Nấu giả cầy không thể bỏ qua bước khò thịt heo. Ảnh: InternetSau khi thui chân giò, bạn dùng dao cạo bỏ lớp cháy bên ngoài da, rửa lại với nước cho thật sạch rồi chặt thành từng miếng vuông vừa ăn.Riềng sơ chế phần vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng hoặc xay nhuyễn tuỳ thích.Các loại rau ăn kèm cắt bỏ phần gốc, nhặt lá hư, rửa sạch, để ráo, cắt khúc khoảng 5cm.Chân giò heo chặt thành miếng vuông vừa ăn. Ảnh: Internet
Bạn cho chân giò vào nồi cùng với riềng và tẩm ướp cùng gia vị gồm: nước cốt nghệ, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh mắm tôm, nước mẻ, 1 muỗng cà phê muối, bạn thích ăn cay thì hãy cho thêm ớt vào, đảo đảo đều rồi ướp ít nhất 45 phút, từ 2 - 3 giờ cho ngấm vị.
Khi đã hoàn thành công đoạn tẩm ướp, bạn đặt nồi lên bếp, thêm một ít dầu ăn, bật lửa xào cho đến khi thịt săn lại, dậy mùi thơm thì đổ thêm nước vào cho xăm xắp mặt thịt.Đun 20-30 phút cho thịt mềm nhừ và ngấm đều gia vị. Bạn thấy lượng nước sền sệt cỡ một bát con thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp, cho ra bát và thưởng thức khi còn nóng.Nước sóng sánh vàng rượi, dậy mùi thơm của mắm tôm. Ảnh: Internet
Món chân giò nấu giả cầy được ninh nhừ không nát, phần da giòn, vương mùi khói thơm đặc trưng.Thịt ngấm đủ gia vị, chua chua của mẻ, cay cay của ớt, thơm đặc trưng của mắm tôm, thêm các loại rau thơm ăn kèm kích thích vị giác. Một số vùng ở Hà Nội thì ăn kèm giả cầy lẫn đậu phụ rán vàng giòn thơm bùi, xôm xốp đưa miệng.
Chân giò lợn, bạn sơ chế tương tự với cách làm giả cầy theo kiểu miền Bắc.Riềng một nửa thái chỉ, một nửa giã nhỏ. Sả thái lát, ớt bỏ hạt thái lát.Sơ chế nguyên liệu. Ảnh: Internet
Cho giò heo vào trong âu lớn, thêm riềng, sả, mật mía, 2 muỗng canh mẻ, 1 muỗng canh mắm tôm, cùng các gia vị thông thường như nước mắm, hạt nêm và ớt vào cùng, ướp trong vòng 45 - 60 phút.
Trước tiên, bạn chờ dầu sôi trên bếp rồi cho chân giò đã ướp vào nồi, đảo cho hơi săn mặt thịt, thêm nước vào khoảng ngập khoảng 2/3 thịt, ninh đến khi thịt vừa chín mềm.Bạn vặn lửa nhỏ lại cho thịt ngấm đủ gia vị mà không bị chín nhũn. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, như thế bạn đã có một nồi giả cầy thơm ngon đúng vị rồi.
Thịt giả cầy mềm mà không bở, có vị ngọt nhẹ từ mật mía, dậy mùi thơm của mắm tôm và mẻ cùng màu sắc đẹp mắt.Món giả cầy nên thưởng thức lúc còn nóng, ăn kèm với bún tươi hoặc cơm. Ảnh: Internet
Chân giò sơ chế tương tự như cách nấu giả cầy miền Bắc và miền Trung.Hành khô, tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để ráo nước rồi đập dập.Sả cắt bỏ phần gốc và vỏ già, rửa sạch, băm nhuyễn 2 - 3 tép, đập dập vài tép.Ớt rửa sạch, cắt lát nhỏ.Bạn cho tương hột vào bát tán đều, chao tán nhuyễn.
Đầu tiên, bạn ướp chân giò heo cùng tương hột, chao cùng sa tế, dầu màu điều, ngũ vị hương, thêm 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê hạt nêm. Tiếp đó, bạn thêm ½ lượng hành, tỏi và ớt đã băm sẵn vào, trộn đều ướp trong 30 - 45 phút cho thấm vị.Chân giò heo ướp cùng tương hột, chao và các gia vị. Ảnh: Internet
Bạn phi thơm số hành, tỏi và ớt băm còn lại cùng 2 muỗng cà phê dầu ăn, cho chân giò heo đã ướp vào đảo đều cho săn lại.Sau đó, thêm nước dừa tươi vào xâm xấp bề mặt thịt heo và ninh ở lửa nhỏ vừa. Bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, khi thấy giò heo đạt độ mềm như mong muốn, nước sóng sánh thì tắt bếp.Món chân giò giả cầy theo hương vị miền Nam này sau khi hoàn thành, bạn múc ra tô rồi thêm đậu phộng rang là có thể thưởng thức được rồi.
Món giả cầy mềm vẫn giữ độ giòn sần sật. Ảnh: InternetKhác với giả cầy miền Bắc thoảng vị chua, màu vàng sậm hay giả cầy miền Trung đượm vị ngọt, giả cầy miền Nam lại dậy mùi thơm béo ngậy từ chao.
Hy vọng với cách nấu giò heo giả cầy miền Bắc, miền Trung, miền Nam sẽ giúp bạn bổ sung vào thực đơn món ngon của gia đình mình. Thường xuyên theo dõi CET để cập nhật những công thức nấu ăn hấp dẫn nhé!
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!